Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

HAI BÀ TRƯNG--BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH--HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....

RE: THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ 10.03.2013 10:31:05 (permalink)
0





TRANG THƠ ĐƯỜNG : GƯƠNG DANH NHÂN
Nhân ngày lễ 8-3 xin mời cùng nhau đọc : GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :


HAI BÀ TRƯNG





Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương

Dương Lam



[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục hai là Bá Vương

Uy danh động tới Bắc Phương

Hán sai Mã Viện lên đường tấn công

Hồ Tây đua sức vẫy vùng

Nữ nhi địch với anh hùng được sao!

Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo

Chị em thất thế cùng liều với sông!

Trước là nghĩa, sau là trung

Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...

[Việt nam Quốc sữ diễn ca]







 
    duonglam
    "Super Member"
    • Số bài : 1906
    • Điểm: 0
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 31.08.2010
    • Trạng thái: offline


    RE: THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ 18.03.2013 09:16:24 (permalink)
    0
    TRANG THƠ ĐƯỜNG : GƯƠNG DANH NHÂN
     
    BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH  Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"

    BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH




    Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
    Chém cá tràng kình dậy biển Đông
    Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
     
    Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

     Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
    Ngô Việt [2] bên trời lập chiến công
    Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [3]
    Ngàn sau rạng rỡ núi non Tùng [ 4]
    Duong Lam [Tú lang thang]

    [1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận quyết liệt giữa quân Bà và quân Ngô... 

    [2]Ngô-Việt : Đông Ngô và Việt Nam
    [2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
    [3]  non Tùng : Nơi Bà tuẫn tiết...sau có đền thờ Bà...
    --------------------------------------------------------------
    Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
    (Bà Triệu)
    "Muốn coi lên núi mà coi
    Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
    Khi nói đến gương anh hùng liệt nữ, đến truyền thống đấu tranh xâm lược của ngoại bang, người Việt Nam qua nhiều thời đại thường không quên nhắc đến cái tên Bà Triệu bên cạnh các gương liệt nữ khác như Hai Bà Trưng...
    Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
    Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng: "Có Bà nữ tướng. Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà. Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước. Theo gót Bà Vương". Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
    Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
    Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2013 09:26:29 bởi duonglam >
     
      duonglam
      "Super Member"
      • Số bài : 1906
      • Điểm: 0
      • Điểm thưởng : 0
      • Từ: 31.08.2010
      • Trạng thái: offline


      RE: THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ 28.03.2013 09:11:07 (permalink)
      0
      HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....

      Quê huơng nghìn dặm bước ra đi ,  
      Đâu thẹn hồng nhan kiếp nữ nhi…
       Nước Việt ngàn trùng mây thăm thẳm ,
      Non Chiêm muôn dặm nước xanh rì.
      Hai châu Ô, Rí sông liền núi, [1]
      Một đấng Huyền Trân sử khắc ghi….[2]

      Bên nước bên tình đều nghĩa trọng,
      Lên thuyền công chúa bước vu quy…
      Duong Lam 
      Chú thích:
      [1] Năm 1306, thể theo lời ước gả Công Chúa Huyền Trân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ( năm 1301 ) trong dịp viếng thăm thân hữu Việt Nam  -  Chiêm Thành, vua Chiêm Thành, Chế Mân dâng đất hai Châu Ô, Châu Rí làm sính lễ để xin cưới Công Chúa Huyền Trân.
       Năm 1307, sau nghi lễ tiễn Công Chúa Huyền Trân về Chiêm quốc, vua Trần Anh Tông tiết thu 2 Châu Ô và Châu Rí, di dân khẩn hoang, lập ấp và đổi tên là Thuận Châu (Bắc Hải Vân Quan) và Hóa Châu (Nam Hải Vân Quan). Dân Chiêm Thành bỏ đất lui về phía Nam.
       [2]
      Huyền Trân công chúa
      Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
      Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
      Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, châu Ri (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân về nước.
      Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
      Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
      Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu công chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
      Đàn kêu tích tịch tình tang,
      Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
      Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng nhưng hơn một năm mới về đến kinh.
      Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.
      Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc...
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.03.2013 09:07:50 bởi duonglam >

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét