Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

“Người Hồ Bắc là bom hẹn giờ”: Biểu ngữ tái hiện cảnh đấu tố ở TQ

ad728
Cư dân mạng có nickname “Giám đốc Ngô” hôm 4/2 đã đăng bài viết, trong đó có ảnh chụp một biểu ngữ xuất hiện trên đường phố tại thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Biểu ngữ viết “Người đến từ Hồ Bắc đều là bom hẹn giờ”. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là bên dưới biểu ngữ còn có đề xác nhận của “Ủy ban khu phố Bồn Phổ”, một cơ quan hành chính cấp thị trấn thuộc địa bàn quận Tầm Dương, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.
bom-no-cham
Việc chính quyền Trung Quốc gần đây treo biểu ngữ đậm chất “đấu tố” trên phố có nội dung “Người đến từ Hồ Bắc đều là bom hẹn giờ” đã dấy lên cuộc tranh luận gay gắt. Nhiều người cảm thán rằng: “Khẩu hiệu cai trị đất nước là đây sao?”Một biểu ngữ treo trên đường phố thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây đã đã dấy làn sóng bình luận. (Ảnh: Weibo)

Ngay khi bài viết vừa được đăng lên, nhiều cư dân mạng đã bình luận: “Tôi là người Cửu Giang. Biểu ngữ này là thật đấy!”, “Nhân tâm lạnh lẽo, còn hơn cả mùa đông.” “Dịch bệnh này đã đánh cho một cường quốc trở về nguyên hình, thời kỳ xã hội dã man mông muội”, ” Làm sao mà chính phủ có thể đối xử với người dân của mình như thế này?”

Một số cư dân mạng cũng nói rằng, trước đây từng nghe tin người Trung Quốc ở nước ngoài bị kỳ thị vì mọi người sợ bị lây bệnh truyền nhiễm, vậy mà hiện nay ngay ở trong nước, người dân Vũ Hán lại bị chính đồng bào của mình bài xích như vậy.


Tuy nhiên trên thực tế, cộng đồng quốc tế rất cảm thông với hoàn cảnh tại Trung Quốc hiện nay và tìm mọi biện pháp để giúp đỡ. Máy bay của Nhật khi đến Vũ Hán đón công dân về nước, bên hông còn có cả lời động viên: “Vũ Hán, cố lên!” Nhật Bản cũng chính là một trong những quốc gia đầu tiên chung tay chống dịch với Trung Quốc, sớm đưa ra quyết định cung cấp hàng cứu trợ cho Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khẳng định, Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc tất cả sự hỗ trợ cần thiết nhằm nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và nhiều lần đề xuất đưa các chuyên gia y tế đến giúp đỡ Trung Quốc. Ngày 8/2, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun cho biết, Mỹ đã gửi gần 17,8 tấn thiết bị y tế tới Trung Quốc, trong đó có khẩu trang, quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ y tế khác.

Đức cũng đã chuyển 10.000 bộ trang phục bảo hộ y tế tới thành phố Vũ Hán; trong khi Ai Cập cũng cung cấp cho Trung Quốc 10 tấn thiết bị, vật tư và dụng cụ y tế dự phòng, v.v..

Vậy mà tại Trung Quốc Đại Lục, hàng loạt biểu ngữ mang đậm màu sắc “đấu tố” xuất hiện đầy khắp các đường phố Trung Quốc như “Người nào bị sốt mà không khai báo, đều là kẻ thù giai cấp ẩn náu trong quần chúng nhân dân”, “Gặp gỡ là đang giết nhau, tụ họp là tự đi tìm chết”, “Năm nay ra cửa, sang năm vào mộ”, “Không tụ tập là để ngày sau còn có thể ăn cơm thịt, không gặp gỡ là để ngày sau vẫn còn có thân nhân”, “Hôm nay đi ra khỏi cửa, ngày mai viêm phổi vào nhà” v.v..
Xem thêm: Khẩu hiệu tuyên truyền thời Cách mạng Văn hóaĐêm Giao thừa, hàng loạt biểu ngữ đấu tố xuất hiện khắp Trung Quốc (Ảnh Weibo)

Không ít cư dân mạng đã thốt lên đầy cảm thán: “Khẩu hiệu cai trị đất nước là đây sao? Đảng Cộng sản Trung Quốc họ quả thực làm ra được những điều như vậy!” “Người Trung Quốc kỳ thị chính người Trung Quốc”, “Hôm nay nếu không tin Đảng, ngày mai đến nhà hỏa táng”.

Cũng có một số cư dân mạng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Điều mà ĐCSTQ làm được tốt nhất chính là kích động thù hận, kêu gọi người đấu với người. Người dân suốt bao năm bị tuyên truyền lý niệm đấu tranh của ĐCSTQ đã trở thành như vậy mất rồi, đến người thân cũng không cần, mất cả nhân tính, chỉ còn Đảng tính, chỉ nghe Đảng chỉ huy, không tự biết đã làm ra bao nhiêu chuyện xấu, bức hại rất nhiều người tốt.” “Cách mạng Văn hóaSự kiện Lục TứBức hại Pháp Luân CôngĐàn áp nhân quyền ở Tân CươngĐàn áp dân chủ Hồng Kông… nay lại tới dịch ‘viêm phổi ở Vũ Hán’… chính quyền Trung Quốc giết người nhiều không kể xiết, đừng để bi kịch tái diễn một lần nữa.”

Điều đáng nói là, trong lúc người dân sục sôi căm phẫn chỉ trích chính quyền không có hành động, các tổ chức của Đảng không giúp đỡ dân, thì Nhân dân Nhật báo hôm 8/2 lại trắng trợn nói dối rằng ngoại trừ các khu vực ở Hồ Bắc, tình hình dịch bệnh ở những địa phương khác đã giảm 4 ngày liên tiếp.

Lời nói dối này ngay lập tức bị công chúng vạch trần: “Có ai còn tin vào số liệu mà Chính phủ đưa ra không?” “Xác định là số liệu này không bị che giấu sao?” “Từ nguồn nào mà đưa ra được kết luận này?” “Những gì các người nói có tin được không? Đúng là tờ báo lá c

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

“Cỗ máy” săn hành tinh của NASA tìm thấy “anh em” của Trái Đất

VOV.VN - Vệ tinh săn ngoại hành tinh của NASA TESS đã tìm thấy một hành tinh tương đương với Trái Đất và nằm trong vùng có thể sinh sống được.
NASA khẳng định ngày 6/1 rằng vệ tinh săn hành tinh TESS của cơ quan này đã phát hiện ra một hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái Đất nằm trong phạm vi có thể sinh sống được trong quỹ đạo ngôi sao của nó, một điều kiện cho phép nước có khả năng tồn tại ở thể lỏng.
"co may" san hanh tinh cua nasa tim thay "anh em" cua trai dat hinh 1
Hình ảnh minh họa TOI 700d. Ảnh: NASA
Hành tinh này có tên là TOI 700d, tương đối gần với Trái Đất khi chỉ cách "ngôi nhà" của chúng ta 100 năm ánh sáng, Phòng Thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA thông báo tại hội nghị thường niên của Hội Thiên văn học Mỹ ở Honolulu, Hawaii.
"TESS được thiết kế và phóng lên nhằm tìm kiếm các hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái Đất quay quanh những ngôi sao gần nó", Paul Hertx, Giám đốc bộ phận nghiên cứu vật lý thiên văn của NASA cho biết.
TESS ban đầu phân loại nhầm ngôi sao này, điều đó tức là các hành tinh dường như lớn hơn và nóng hơn những đặc điểm thực sự của chúng. Tuy nhiên, một số nhà thiên văn học nghiệp dư, trong đó có học sinh cấp 3 Alton Spencer - người cộng tác với các thành viên của đội TESS đã phát hiện ra sự nhầm lẫn này.
"Khi chúng tôi điều chỉnh lại đường kính của ngôi sao này, kích cỡ các hành tinh của nó đã giảm xuống và chúng tôi nhận ra hành tinh ngoài cùng có kích cỡ tương đương với Trái Đất cũng như nằm trong vùng có thể sinh sống được", Emily Gilbert sinh viên tại Đại học Chicago cho biết.
Phát hiện này sau đó cũng được Kính thiên văn Không gian Spitzer xác nhận.
Một số hành tinh tương tự vậy đã được phát hiện trước đó, đáng chú ý nhất là những phát hiện của Kính Thiên văn Kepler, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên TESS - một kính thiên văn mới đi vào hoạt động năm 2018 phát hiện được một hành tinh như vậy.
TESS quan sát thường xuyên một khu vực trên bầu trời để phát hiện xem liệu các vật thể - các hành tinh có đi qua các ngôi sao hay không - điều có thể khiến mức độ ánh sáng của ngôi sao đó tạm thời giảm đi. Điều này giúp TESS xác nhận được sự xuất hiện của một hành tinh, kích cỡ và quỹ đạo của nó.
Ngôi sao TOI 700 khá nhỏ khi chỉ bằng 40% kích cỡ và chỉ nóng bằng một nửa Mặt trời chúng ta.
TESS đã phát hiện ra 3 hành tinh trong quỹ đạo của nó, tên là TOI 700 b, c và d. Chỉ "d" nằm trong vùng có thể sinh sống được, không quá xa và không quá gần so với ngôi sao của nó, nơi mà nhiệt độ cho phép nước có thể tồn tại ở thể lỏng.
Lớn hơn Trái Đất khoảng 20% và quay hết một vòng quanh ngôi sao của nó trong 37 ngày "d" nhận được 86% năng lượng so với nguồn năng lượng mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang xem xét liệu d được tạo nên từ gì. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô hình dựa trên kích cỡ và kiểu ngôi sao trên để dự đoán thành phần không khí và nhiệt độ bề mặt của "d".
Trong một thí nghiệm mô phỏng, NASA giải thích rằng hành tinh này được bao phủ bởi các đại dương với bầu khí quyển chủ yếu là khí CO2 - một đặc điểm tương tự với những gì các nhà khoa học từng phán đoán về sao Hỏa khi nó còn "trẻ".
Hành tinh "d" này bị khóa thủy triều so với ngôi sao của nó. Điều đó tức là có một mặt luôn hướng về phía ngôi sao, tương tự như trường hợp của Mặt Trăng và Trái Đất.
Quỹ đạo đồng bộ này cũng có nghĩa là một mặt của hành tinh này thường xuyên bị mây bao phủ.
Các nhà khoa học sẽ quan sát hành tinh này bằng các thiết bị khác nhau để có được những dữ liệu mới, những thông tin có lẽ sẽ thống nhất với 1 trong những mô hình của NASA./.